QUẢN LÝ SÂU HẠI THANH LONG
Rệp sáp (Pseudococus spp.)
- Khả năng gây hại
– Rệp phát triển mạnh trong mùa khô.
– Chích hút nhựa ở tất cả các bộ phận của cây: cành non, nụ hoa, trái và rễ cây làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ đậu trái. Chất thải của rệp tạo điền kiện cho nấm bồ hóng phát triển.
Biện pháp quản lý
– Tỉa bỏ và tiêu huỷ cành bị hại nặng.
– Dùng các sản phẩm có hoạt chất đặc trị rệp sáp… phun ướt nơi rệp tấn công (cả rễ).
– Khi rễ đang hồi phục có thể cung cấp thêm trung vi lượng.
– Cần trừ rệp sau mỗi đợt thu hoạch trái hay vào mùa chuẩn bị chong đèn.
Bọ trĩ (Thrips sp.)
- Khả năng gây hại
Bọ trĩ chích hút nhựa hoa và trái non làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái và gây hiện tượng “mắt võng” trên vỏ trái, tuy không làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng trái nhưng cũng làm giảm giá trị thương phẩm.
- Biện pháp quản lý
– Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt.
– Trong mùa khô nóng, tưới đều đặn bằng cách phun mưa để cho vườn cây ẩm và mát, hạn chế bọ trĩ phát triển.
– Bọ trĩ có sức kháng thuốc mạnh nên cần dùng luân phiên các hoạt chất Pymetrozin, Emamectin với Lufenuron…
Kiến lửa (Solenopsis geminata)
- Khả năng gây hại
Kiến lửa thành trùng có màu nâu đỏ. Chúng cắn, đục phá cành làm hư hom giống. Tấn công trên trái và tai lá làm giảm giá trị thương phẩm. Trên vườn cây lâu năm kiến lửa đục phá cả phần gốc ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
- Biện pháp quản lý
Việc phòng trừ kiến tương đối dễ dàng. Dùng các thuốc sâu dạng hạt hay cốm có thành phần hoạt chất Thiamethoxam trộn với cát hay đường rải quanh gốc hoặc những nơi kiến làm tổ. Cũng có thể phun lên cây bằng các thuốc có hoạt chất Fipronil…
Kiến đen/kiến riện (Cardiocondyla wroughtoni)
- Khả năng gây hại
Kiến thành trùng màu nâu đen, chúng thường sinh sản và trú ẩn ở các cành khô và vỏ thân của các cây trụ. Kiến riện đục phá nụ hoa, trái non và trái chín làm giảm giá trị thương phẩm.
- Biện pháp quản lý
Việc phòng trừ kiến tương đối dễ dàng. Dùng các thuốc sâu có hoạt chất Thiamethoxam trộn với cát hay đường rải quanh gốc hoặc những nơi kiến làm tổ. Cũng có thể phun lên cây bằng các thuốc trừ sâu có hoạt chất Fipronil…
Bọ hung đục cành (ngâu) (Protaetia sp.)
- Khả năng gây hại
Thành trùng là loài bọ cánh cứng màu nâu đen, rất bóng, trên cánh có những mảng màu trắng rất đặc trưng. Thành trùng gây hại bằng cách đục phá cành non, cành già và cả nụ hoa làm ảnh huởng đến tỷ lệ đậu trái.
- Biện pháp quản lý
– Cày đất sâu, vun gốc, làm cỏ kết hợp với diệt sâu non dưới gốc
– Tưới đủ nước để hạn chế sự phát triển của ấu trùng trong đất.
– Bắt bằng tay bọ trưởng thành xuất hiện rộ vào tháng 4-5-6.
– Phun các thuốc trừ sâu có hoạt chất Emamectin…
Câu cấu xanh lớn (Hypomeces squamesus)
- Khả năng gây hại
Câu cấu xanh ăn hết các lộc non, cành non và quả non làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém, giàm năng suất. Con trưởng thành thường hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày, chúng chậm chạp, bị động thì lẩn trốn hoặc giả chết.
- Biện pháp quản lý
– Dùng tay hoặc vợt bắt bọ lớn.
– Phun thuốc khi sâu phát sinh nhiều bằng các thuốc trừ sâu có hoạt chất Emamectin… lưu ý các thời điểm vào đầu và cuối mùa mưa.
Bọ xít (Mictis longicornis)
- Khả năng gây hại
Cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút trên cành non, hoa và trái cây. Kích thước từ 6-15mm. Vết chích làm mô cành, trái hư hoại và thành những nốt mụn nhọt sần sùi, trái có thể rụng. Trái non bị biến dạng, mất giá trị thương phẩm.
- Biện pháp quản lý
– Phun xịt bằng các thuốc gốc thảo mộc như dầu cây neem, cây xoan (gốc Azadirachtin). Một số dịch chiết từ các cây khác như cây tỏi, cứt lợn, trúc đào, cúc vạn thọ, ngải tây…cũng có tác dụng xua đuổi bọ xít…
– Phun các thuốc trừ sâu có hoạt chất Pymetrozin.
Rệp muội (Aphis spp.)
- Khả năng gây hại
Rầy mềm có nhiều loại gây hại trên hoa và trái chích hút nhựa làm hoa bị rụng. Trên trái để lại những vết chích nhỏ, khi chín bị mất màu đỏ tự nhiên, giảm giá trị thương phẩm. Khí hậu khô nóng làm gia tăng mật số gây hại của rầy mềm.
- Biện pháp quản lý
Cắt tỉa, chôn vùi các bộ phận có rầy gây hại. Không nên bón nhiều phân đạm. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có hoạt chất Pymetrozin …
Ruồi đục quả (Bactrocera spp.)
- Khả năng gây hại
Ruồi để trứng trên vỏ trái, dòi sau khi nở sẽ sống bên trong trái. Khi đó sẽ thấy bên ngoài vỏ có vết châm kim và ứa nước vàng. Mùa mưa là giai đoạn ruồi sinh sản mạnh và gây hại nặng cho nhà vườn. Có khả năng làm thất thoát >50% năng suất.
- Biện pháp quản lý
– Loại bỏ các cây là ký chủ của ruồi.
– Thu lượm và tiêu hủy các quả bị hư.
– Sử dụng bẫy màu vàng sẽ hấp dẫn ruồi
– Phun bả protein (Ento-pro hoặc Sofri Protein) để tiêu diệt ruồi trưởng thành. Các biện pháp trên cần được thực hiện trên diện rộng và thường xuyên.
– Phun các thuốc trừ sâu có hoạt chất Cyromazine ở thời điểm ruồi vừa để trứng hay trứng vừa nở.
Ốc sên (Achatina fulice)
- Khả năng gây hại
Ốc sên (ốc ma) có kích thước lớn, vỏ ốc có sọc trắng, có “lưỡi” dài, phía đỉnh đầu có 2 cái ăng-ten (mắt) phía trước. Chúng thường sống trong các bụi cây, hàng rào, xác bã thực vật,… Ban đêm, chúng bò ra ăn cành non, ngọn non, nụ hoa,…
Biện pháp quản lý
– Thường xuyên làm vệ sinh vườn để hạn chế ốc sên trú ẩn như hố rác trong vườn.
– Nên bắt bằng tay khi phát hiện chúng.
– Cần bảo vệ một số loài chim ăn mồi.
– Có thể sử dụng bả diệt ốc bằng cách trộn thuốc Metaldehyde, Niclosamide với bông thanh long, rải trong vườn thanh long (hàng rào, hố rác,…)
“Bà chằng” (Limax sp.)
- Khả năng gây hại
– “Bà chằng” có cơ thể thuôn dài, mềm mại, có màu nâu xám đến nâu đen, thường tiết ra chất nhờn bao quanh cơ thể. Chúng thường sống ở những nơi rậm rạp hoặc sống trong đất và gây hại vào ban đêm trên đọt non, bông và quả.
- Biện pháp quản lý
– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vườn.
– Cần có biện pháp bảo vệ một số loài chim ăn mồi là thiên địch của “bà chằng” như: bìm bịp… Có thể sử dụng bả diệt ốc bằng cách dùng bông thanh long trộn với thuốc diệt ốc (Metaldehyde, Niclosamide) rải theo trong vườn thanh long nơi hàng rào, hố rác…
Bọ xít xanh (Rhynchocoris poseidon)
- Khả năng gây hại
Bọ xít hại thanh long từ khi có nụ hoa đến khi trái hình thành, chúng chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ nhưng đến khi quả chín nơi các vết chích sẽ xuất hiện một chấm đen, mất giá trị xuất khẩu.
- Biện pháp quản lý
Phun các thuốc trừ sâu có hoạt chất Pymetrozin… lên khu vườn có bọ xít xuất hiện.
Tuyến trùng (Medoilogyn sp.)
- Khả năng gây hại
Tuyến trùng chích hút hoặc chui vào trong rễ làm cho rễ cây phình ra tạo thành các khối u (bướu rễ), làm cho cây chậm phát triển, còi cọc. Những vết chích tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào trong cây.
- Biện pháp quản lý
Khi phát hiện dấu cây bị tuyến trùng gây hại cần tưới gốc bằng các thuốc có hoạt chất như Abamectin … cho cây
This is a very good tips especially to those new to blogosphere, brief and accurate information… Thanks for sharing this one. A must read article.