QUẢN LÝ SÂU HẠI CAO SU
Câu cấu ăn lá (Hypomeces squamosus)
- Hình dạng và khả năng gây hại
Con trưởng thành là bọ cánh cứng, màu xanh vàng óng ánh, dài từ 10-15mm, mỏ nhọn và quặp. Con cái đẻ trứng nhỏ màu trắng, rời rạc, chúng sống từng cụm 3-4 con, núp phía dưới mặt lá, giả chết khi rơi xuống đất khi bị động.
– Sâu non (ấu trùng) màu vàng nhạt, dài từ 15-20mm sinh sống trong đất bằng cách đục phá rễ và gốc cây. Làm nhộng trong đất.
– Trưởng thành cắn gặm lá già chừa gân lá lại, đôi khi ăn trụi cả lá non nếu mật số cao. Sự gây hại của câu cấu có thể làm giảm sinh trưởng của cây.
- Biện pháp quản lý
– Vệ sinh vườn thường xuyên, phát quang quanh vườn.
– Thăm vườn, phát hiện và bắt tiêu diệt câu cấu bằng tay.
– Các loại thuốc có thể diệt được câu cấu có hoạt chất Lamda-Cyhalothrin, Profenofos hay các hỗn hợp (Lamda-Cyhalothrin +Thiamethoxam), (Profenofos + Cypermethrin)…
Mối (Globitermes sulphureus Haviland và Coptotermes curvignathus)
- Khả năng gây hại
– Mối xâm nhập vào thân cây qua vết thương cơ giới, vết bệnh. Sau đó, làm màng bằng đất để bảo vệ. Chúng hại ngầm trong thân, gây chết và gãy đổ cây.
– Mối cũng hại rễ, chúng làm thành những đường bùn ướt nổi lên trên mặt đất, sống, ăn rễ làm chết cây.
Tuy nhiên, ngoài tác hại nêu trên, mối cũng có một lợi ích nhất định là giúp quá trình
phân hủy tàn dư thực vật nhanh hơn, trả lại dinh dưỡng cho đất.
- Biện pháp quản lý
– Không lấp rác, cỏ tươi xuống hố trồng.
– Tủ rác giữ ẩm phải xa gốc cao su.
– Làm cỏ không gây vết thương cổ rễ.
– Phòng trừ sâu bệnh hại triệt để trên thân cây.
– Sư dụng các chế phẩm trừ mối được khuyến cáo trên thị trường.
Sùng hại rễ cây (Psilopholis vestita Sharp)
- Khả năng gây hại
– Sùng có vòng đời trong 1 năm. Chúng thích sống trong vườn cao su có trồng xen hoặc tầng thảm mục dày, nhiều xác bả, phân chuồng tươi…
– Gây hại cao su mọi giai đoạn, nặng nhất ở vườn kiến thiết cơ bản và vườn nhân, ươm.
– Con trưởng thành cắn gặm lá, đôi khi ăn trụi cả lá khi mật số cao. Sự gây hại của sâu trưởng thành làm giảm sinh trưởng của cây.
– Sâu non sinh sống ở dưới đất, ăn rễ cây tươi, gây chết cây và gãy đổ.
– Sâu non là nguồn thức ăn hợp khẩu vị cho heo rừng, nên những vườn cao su gần rừng còn bị heo rừng phá hại.
- Biện pháp quản lý
– Không chăn thả trâu bò trong vườn cao su.
– Tuyệt đối không bón phân hữu cơ chưa hoai mục.
– Định kỳ thu dọn tàn dư thực vật xung quanh vườn.
– Thường xuyên thăm vườn, bắt tiêu diệt khi thấy sùng.
– Từ tháng 4-5 và 8-10, đặt bẫy bằng cây hay phân chuồng tươi để dẫn dụ trưởng thành đến đẻ trứng sau đó thu bẫy diệt
– Có thể tham khảo sư dụng một số thuốc có hoạt chất Thiamethoxam hay hỗn hợp (Thiamethoxam + Lamda-Cyhalothrin)…
I gotta favorite this web site it seems invaluable handy