QUẢN LÝ CÔN TRÙNG VÀ TUYẾN TRÙNG HẠI CÀ PHÊ
Mọt đục cành cà phê (Xyleborus morstatti)
- Khả năng gây hại
– Mọt (thành trùng) đục vào mặt dưới của cành bằng một lổ nhỏ (1mm), xâm nhập vào giữa, đào thành một hầm ngầm, mỗi con cái có thể đẻ khoảng 30-50 trứng vào đó. Sâu non phát triển ở thành vách của hầm ngầm.
– Vòng đời của mọt đục cành từ 30-35 ngày. Chúng phát triển mạnh trong mùa khô, vào các tháng 3-6, chủ yếu gây hại trên cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản, trước khi bước vào thời kỳ kinh doanh.
– Cành bị hại, rỗng ruột, lá có màu nâu sẫm, héo rũ nhanh chóng, rồi chết khô trên cây.
- Biện pháp quản lý
– Trồng cây che bóng mát.
– Nên cắt bỏ đồng loạt trong vườn phần bị mọt hại và đốt tiêu hủy.
– Phun một trong các hoạt chất sau để diệt thành trùng: Lamda-cyhalothrin, Cypermethrin, Profenofos…
Mọt đục quả cà phê (Stephanoderes hampei)
- Khả năng gây hại
Mọt (thành trùng) thích sống và phá hại trên quả già, chín và có thể sống trên quả khô rụng. Thành trùng là bọ cánh cứng nhỏ, màu nâu hoặc đen, dài 1-1,6mm. Chúng đục vào nhân quả, ăn phá phôi nhũ tạo thành rãnh nhỏ để đẻ trứng. Con đực có cánh màng bị thoái hóa, do cánh ngắn nên không bay được và ở luôn trong trái ít di chuyển. Chúng có thể sống đến vài tháng và bắt đầu đẻ trứng từ 10-21 ngày sau khi vũ hóa. Con cái đẻ từ 70-80 trứng và nở sau 6-11 ngày. Ấu trùng màu trắng, không chân, rất nhỏ, cơ thể thường cong hình chữ C. Thời gian ấu trùng từ 14-28 ngày và nhộng từ 7- 15 ngày. Trong 1 trái có thể có nhiều thành trùng và ấu trùng cùng sinh sống, có khi đến 90 con trong 1 trái, gây ra trái bị rụng non, chín ép, hạt bị lép, phẩm chất hạt bị giảm. Khi bị hai nặng, năng suất hạt có thể giảm đến 80%.
- Biện pháp quản lý
– Vệ sinh, dọn sạch trái rụng và trái khô trên cây, tránh nguồn lây lan cho vụ sau.
– Phun 1 trong các hoạt chất sau để diệt thành trùng: Lamda-cyhalothrin, Cypermethrin, Profenofos…
Rệp sáp/vảy (Ferrisia virgata)
- Khả năng gây hại
Có nhiều loài rệp vảy nhưng phổ biến nhất là rệp vảy nâu. Trưởng thành cái không có cánh và được bọc bằng vỏ nâu, phồng lên hình bán cầu dài 2-3mm. Trưởng thành đực có cánh dài 1,2mm, màu xanh vàng nhạt. Trứng nhỏ được đẻ thành ổ ở dưới vỏ của con cái, khi nở rệp chưa có vỏ, màu vàng nhạt hình bầu dục, rệp bám vào cành lá hút dịch cây làm cho cành lá kém phát triển. Rệp thường gây hại vào mùa khô.
- Biện pháp quản lý
– Cắt và tiêu hủy cành, nhánh bị rệp vảy gây hại.
– Tưới đủ nước cho vườn cây.
– Phun trừ rệp sáp trên cây bằng các hoạt chất như Thiamethoxam, Profenofos , hay hỗn hợp Cypermethrin + Profenofos, Thiamethoxam + Lamda-cyhalothrin.
Rệp sáp (Pseudococcus mercaptor)
- Khả năng gây hại
– Rệp cái không cánh, dài 4mm, mình có nhiều sợi sáp màu trắng. Rệp đực nhỏ hơn, có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn.
– Trứng hình bầu dục, nhỏ, dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ trắng bao phủ. Rệp mới nở màu hồng, chân khá phát triển, chưa có sáp.
– Rệp cái đẻ trứng, sau khi nở, rệp tập trung từng đám ở kẻ lá, chồi non, các cuống của chùm hoa, quả. Mùa khô, rệp bò xuống gốc cây. Nhựa cây và chất dịch do rệp tiết ra làm thức ăn cho loài nấm Bornetinia corium, sợi nấm này đan thành tổ bao che rệp. Rệp chích hút rễ và gốc cây làm cây sinh trưởng yếu, lá vàng có thể bị chết dần. Rệp sáp phấn cũng tiết dịch làm môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển dẫn dụ kiến đến. Rệp chích hút nhựa làm hoa quả khô rụng.
- Biện pháp quản lý
– Trồng 1-2 vụ phân xanh trước khi trồng cà phê để hạn chế rệp phá hại.
– Phun trừ rệp sáp trên cây bằng bằng các hoạt chất như Thiamethoxam, Profenofos , hay hỗn hợp Cypermethrin + Profenofos , Thiamethoxam + Lamda-cyhalothrin.
– Trừ rệp hại gốc bằng tưới các dung dịch thuốc kể trên hoặc rải thuốc hạt như Diazinon, Carbofuran vào gốc.
Sâu đục thân màu trắng (Xylotrechus quadripes)
- Khả năng gây hại
Giai đoạn trứng kéo dài 10 ngày, ấu trùng 10 tháng, nhộng 1 tháng. Ấu trùng có màu trắng hoặc vàng ở phía đầu to và thon nhọn về phía sau đuôi. Con trưởng thành màu đen, dài có đầu màu xám. Trên cánh có nhiều vân màu trắng. Sâu đục thân màu trắng là loài gây hại nghiêm trọng nhất trên cà phê Arabica. Chúng gây hại trên chồi non của thân làm vàng lá. Ấu trùng đục vào cành gây ra héo và khô cây. Cây 7-8 năm tuổi bị hại sẽ chết sau 1 năm, vườn cà phê già bị hại cây có thể không chết nhưng sẽ sinh trưởng kém, giảm năng suất.
- Biện pháp quản lý
– Trên giống cà phê Arabica nên trồng cây che mát.
– Cần theo dõi thời gian hoạt động của thành trùng tập trung vào tháng 3-9 dl.
– Vệ sinh và dọn tàn dư thực vật trong vườn.
– Dùng thanh que để bắt ấu trùng sinh sống trong vỏ cây.
– Phun thuốc hay dùng gạc hay bông thấm thuốc, nhét vào các hốc nơi ấu trùng sinh sống 1 lần vào tháng 4-5 và tháng 10-11 dl. Loại hoạt chất sử dụng có hiệu quả là Profenofos hay hỗn (Profenofos + Cypermethrin).
Tuyến trùng hại rễ (Meloidogyne sp. và Pratylenchus sp.)
- Khả năng gây hại
Tuyến trùng sống trong đất, chúng bám vào rễ lông hút của cây cà phê để chích hút và sinh sống và làm cây cà phê bị héo vàng và chết. Tuyến trùng sống trong đất, thường gây hại trong mùa mưa, lây lan nhờ nước. Vết thương do tuyến trùng chích hút còn là cửa ngỏ cho nấm bệnh xâm nhiễm gây thối rễ, chết cây.
- Biện pháp quản lý
– Dọn sạch tàn dư cây trồng vụ trước
– Luôn giữ sạch cỏ dại, tạo tơi xốp cho đất, bón phân cân đối và đầy đủ dưỡng tố.
– Sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ: Tervigo 20SC
– Khi cây bị bệnh nặng cần nhổ bỏ, xử lý đất bằng vôi bột 1 thời gian rồi mới trồng lại.
Ve sầu (Purana guttularis)
- Khả năng gây hại
– Ve sầu bùng phát mạnh do sự giảm sút của các loài thiên địch ăn mồi như kiến…
– Mỗi con cái có thể đẻ từ 400-600 trứng và đẻ thành từng ổ 10-20 trứng trên các cành nhỏ, trứng nở sau 4-14 tuần tùy vào điều kiện ngoại cảnh. Ấu trùng tuổi 1, sau khi nở, sẽ rơi xuống đất, đào hang sâu từ 15-40cm, chúng có thể sống từ 2-17 năm và chích hút hệ thống rễ trong đất. Ấu trùng năm cuối cùng (phần lớn loài 13-17 năm) thường tạo ra các mô đất cao từ 6-10cm trên mặt đất để tránh đất quá ẩm hay úng nước. Ấu trùng đến kỳ vũ hóa leo lên cành, lá cây để lột xác. Loài 13-17 năm thường vũ hoá đồng loạt (tháng 5-6). Loài 2-7 năm vũ hoá từ tháng 4-9. Ve sầu trưởng thành chỉ sống từ 2-4 tuần. Chúng hút nhựa thân cây để sống. Ve sầu đực kêu để quyến rũ con cái.
– Ấu trùng gây hại ở bộ phận rễ tơ của cây cà phê làm cây chậm phát triển, còi cọc, rụng lá và rụng trái xanh, giảm năng suất. Rễ cà phê bị ấu trùng ve sầu gây hại tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm, tuyến trùng tấn công.
- Biện pháp quản lý
– Tỉa, thu gom tiêu huỷ các cành nhỏ tạo thông thoáng và hủy nơi ve sầu đã đẻ trứng.
– Sau khi thu hoạch cần cào bồn tạo môi trường sống bất lợi cho ấu trùng ve sầu tuổi nhỏ (tuổi 1-2).
– Dùng lưới nylon bao quanh thân, cành ngăn không cho ve sầu đẻ trứng sau khi vũ hóa (tháng 5-6 dl).
– Phủ màng nylon xung quanh gốc cây không cho ấu trùng sau khi nở chui xuống đất (tháng 6-9 dl)
– Dùng keo dính chuột hoặc các keo khác có tẩm thuốc BVTV bôi xung quanh thân cà phê ở gốc cách mặt đất 10-20cm, nhằm ngăn chặn và tiêu diệt ấu trùng ve sầu từ dưới đất leo lên cây vũ hoá.
– Dùng tăm xe chọc sâu 25-30cm vào lổ trong đất để giết ấu trùng.
– Dùng bẫy đèn thu hút trưởng thành ở giai đoạn vũ hoá rộ (tháng 5-9 dl).
– Hạn chế diệt trắng thảm cỏ nhằm duy trì hệ sinh vật đất, tạo nhiều nguồn thức ăn cho ấu trùng.
– Khi phát hiện ấu trùng gây hại thì tiến hành tưới gốc với hoạt chất Thiamethoxam.
Sâu đục thân mình hồng (Zeuzera coffeara)
- Khả năng gây hại
Trưởng thành là loài bướm trắng với nhiều chấm xanh biếc, thân dài 20-30mm, màu đỏ và được phủ bằng lớp lông trắng. Sâu non đẫy sức dài 30-50mm màu hồng. Nhộng dài 15-34mm vẫn sống trong thân cây. Bướm đẻ trứng thành từng ổ vào vỏ cây, sâu non đục vào giữa thân cây hay cành cấp 1-2 và đùn mạt gỗ ra ngoài gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây thậm chí làm gãy ngang gây chết cây. Khi trưởng thành, chúng bay ra ngoài tìm những nơi cành lá xanh tốt xum xuê để đẻ trứng.
- Biện pháp quản lý
– Trồng cây che bóng làm giảm cường độ ánh sáng.
– Tạo hình sửa cành cho cây có một dạng hình cân đối.
– Thân cây được che phủ từ trên xuống dưới.
– Với cây bị hại nặng cần cưa cắt đoạn thân có sâu đem đốt tiêu hủy.
– Sử dụng một số hoạt chất sau để phòng trừ: Profenofos hay hỗn (Profenofos + Cypermethrin).
As soon as I noticed this site I went on reddit to share some of the love with them.
Together with almost everything which seems to be developing throughout this specific subject matter, many of your points of view tend to be rather exciting. Nonetheless, I am sorry, because I do not give credence to your whole idea, all be it radical none the less. It looks to us that your remarks are not entirely rationalized and in fact you are your self not even fully convinced of the point. In any event I did appreciate looking at it.