QUẢN LÝ CÔN TRÙNG VÀ TUYẾN TRÙNG HẠI TIÊU
Tuyến trùng hại rễ (Meloidogyne incognita và Radopholus similis)
- Khả năng gây hại
Tuyến trùng Meloidogyne incognita là nguy hiểm hơn cả, chúng chui vào trong rễ tạo nên các nốt sần và sống trong đó, rễ bị hủy hoại, mất khả năng hút nước và dưỡng chất, cây sinh trưởng chậm, lá vàng, rụng dần. Cây tiêu tàn lụi, xơ xác. Vết thương trên rễ còn tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.
- Biện pháp quản lý
– Dùng giống kháng hay chống chịu.
– Bón phân hữu cơ có thể làm giảm đáng kể mật độ tuyến trùng trong gốc tiêu.
– Trồng cây vạn thọ và dùng thân xác cây vạn thọ bón vào gốc tiêu để xua đuổi.
– Tưới các sản phẩm có hoạt chất Abamectin,… khi mật số tuyến trùng lên cao.
Rệp sáp (Pseudococcidoe sp.)
- Khả năng gây hại
– Rệp sáp gây hại nặng trên các vườn lâu năm, vườn tạp, chăm sóc kém. Chúng thường gây hại nặng vào mùa nắng, chích hút gié bông, gié trái, ngọn non, cuống lá, đốt, thân, cành, mặt dưới lá… làm cho cây cằn cỗi, khô héo dần. Rệp tiết mật thu hút kiến và gián tiếp tạo bồ hóng làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây.
– Một số loài rệp sáp sinh sống và gây hại phần gốc rễ nằm dưới mặt đất, chích hút làm cho cây kiệt quệ dinh dưỡng, đồng thời tạo vết thương mở đường cho các loại nấm xâm nhập gây hại.
- Biện pháp quản lý
– Trồng tiêu tốt trên đất Bazan, đất phù sa cổ.
– Làm đất kỹ, đất phải thoát nước tốt, hoặc vườn cần thiết kế hơi dốc.
– Loại bỏ hom bị sâu bệnh, rệp ký sinh.
– Cắt bỏ cành già, sâu bệnh, tược khuất, vệ sinh vườn.
– Mùa nắng nên tưới bằng vòi phun để tẩy rửa rệp.
– Thường xuyên kiểm tra và trừ rệp bằng các hoạt chất Profenofos hay hỗn hợp (Profenofos + Cypermethrin).
Rệp muội (Toxoptera sp.)
- Khả năng gây hại
Rệp muội (rầy mềm) thường bám vào các lá non, ngọn non để chích hút làm cho cây kiệt quệ dinh dưỡng, sinh trưởng kém… Rệp muội còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng (mụi đen) phát triển làm hạn chế khả năng quang hợp của cây.
- Biện pháp quản lý
– Nếu rệp ít, có thể bắt diệt bằng tay.
– Dùng các loại thuốc có hoạt chất Thiamethoxam, Pymetrozin, Profenofos hay hỗn hợp (Profenofos + Cypermethrin)… để kiểm soát các loại rệp muội.
Bọ xít muỗi (Helopeltis sp.)
- Khả năng gây hại
Bọ xít chích hút trên đọt non, lá, chồi, cành hoa và trái non hút và tiết nhựa màu trắng trong, lá non bị chích co quắn, teo tóp và khó rụng. Bọ xít hại có khi khô cả chùm hoa, trái non rụng nhiều. Vết chích bị nấm phụ sinh tấn công nên có màu đen, rất dễ nhằm lẫn với bệnh thán thư. Bọ xít muỗi thường xuất hiện nhiều vào sáng sớm hay chiều mát và là loài đa ký chủ.
- Biện pháp quản lý
– Dùng các loại thuốc sau để kiểm soát bọ xít muỗi Lamda-Cyhalothrin; hay hỗn hợp (Lamda-Cyhalothrin + Cypermethrin); Profenofos hay hỗn hợp (Profenofos + Cypermethrin)…
Bọ đầu dài đục dây tiêu (Lophobaris sp.)
- Khả năng gây hại
Bọ đầu dài gây hại bằng cách ăn lá. Thông thường, con thành trùng, ấu trùng của chúng thường đục từ mắt dây, dây cuống hoa, ăn lá tiêu.
- Biện pháp quản lý
Phòng trị bằng các loại thuốc thuộc nhóm Cúc và Lân hữu cơ như Lamda-Cyhalothrin; hay hỗn hợp (Lamda-Cyhalothrin + Thiamethoxam); Profenofos hay hỗn hợp
(Profenofos + Cypermethrin)…
Mối tiêu (Coptoteranes sp.)
- Khả năng gây hại
Mối sinh sống và thường tạo thành những đường hầm đất trên dây tiêu và dưới mặt đất quanh gốc tiêu để gây hại rễ. Sự phá hại rễ tiêu của mối cũng tạo nên vết thương cho nấm xâm nhiễm gây thối rễ.
- Biện pháp quản lý
Với đường hầm đất ở trên mặt đất, cần cạo sạch rồi phun thuốc, có thể phun kép (sau 3 ngày) bằng thuốc nhóm Cúc hay Lân hữu cơ. Với đường hầm dưới mặt đất, cần xới đất tơi xung quanh nọc tiêu sâu khoảng 10cm, rải thuốc hạt Diazinon hay Thiamethoxam rồi lấp đất và tưới nước…
Wow, superb blog structure! How long have you been running a blog for?
you make running a blog glance easy. The total glance of your website
is wonderful, let alone the content material! You can see
similar: sklep internetowy and here dobry sklep
I am thankful that I discovered this weblog, precisely the right information that I was looking for! .
Hi would you mind stating which blog platform you’re working with? I’m looking to start my own blog soon but I’m having a hard time choosing between BlogEngine/Wordpress/B2evolution and Drupal. The reason I ask is because your layout seems different then most blogs and I’m looking for something completely unique. P.S Sorry for getting off-topic but I had to ask!