QUẢN LÝ CỎ DẠI & LÚA CỎ
A. Phân loại cỏ dại
1. Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng: Có hai nhóm cỏ, hàng niên và đa niên.
- Cỏ hàng niên: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm ra hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng.
- Cỏ lâu niên: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất khó diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng sinh sản vô tính mạnh.
2. Phân loại theo hình thái: Cỏ lá hẹp (còn gọi là cỏ một lá mầm) và cỏ lá rộng (còn gọi là cỏ hai lá mầm)
- Cỏ một lá mầm: có những đặc tính chung là lá hẹp, dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, ăn nông, đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số loại cỏ có đặc tính hơi khác như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn.
- Cỏ hai lá mầm: có những đặc tính chung là thường có lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm; rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài.
3. Phân loại theo đặc điểm thực vật:
- Nhóm cỏ hoà bản: cỏ có bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ thường là rễ chùm, ăn nông.
- Nhóm cỏ chác lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc.
- Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau.
B. Khả năng gây hại của cỏ dại
– Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: do có bộ rễ phát triển rất mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất, phẩm chất nông sản thấp.
– Là ký chủ của sâu bệnh: Các cây cỏ dại cùng họ có những đặc điểm giống cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh.
– Làm tăng chi phí sản xuất: như tốn công làm cỏ, diệt cỏ bằng hoá chất…
C. Biện pháp quản lý cỏ dại
– Không để cỏ tạo hạt trên ruộng.
– Sử dụng giống không lẫn hạt cỏ.
– Vệ sinh nông cụ sạch cỏ trước khi sử dụng.
– Dùng phân hữu cơ đã hoai ủ.
– Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng.
– Có thể nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp.
– Dùng thuốc hoá học có các hoạt chất: Pretilachlor + Pyribenzoxim , Pretilachlor …
D. Lúa cỏ
1. Đặc điểm sinh lý của lúa cỏ
- Đặc điểm sinh lý của lúa cỏ Đặc điểm quan trọng của lúa cỏ là hạt dễ rụng. Đặc tính này thể hiện khác nhau giữa các dòng lúa cỏ khác nhau. Miên trạng hạt lúa cỏ có thể thay đổi và lưu tồn lâu trong đất. Cho nên sưc sống của hạt lúa cỏ thường dài hơn so với lúa trồng. Lúa cỏ là một loài cỏ hàng năm, với lượng hạt rơi rụng trên mặt đất trước và trong khi thu hoạch lúa sẽ góp phần gây hại ở vụ tiếp theo.
- Sự nảy mầm của lúa cỏ bị ảnh hưởng rất lớn ở tuổi hạt, kết cấu đất, chế độ nước trên đồng ruộng và chiều sâu bị chôn vùi hạt lúa cỏ.
2. Khả năng gây hại của lúa cỏ
- Lúa cỏ có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lúa canh tác tùy thuộc vào mật độ, loại lúa cỏ với các giống lúa trồng. Giống lúa ngắn ngày thường dễ bị lúa cỏ cạnh tranh hơn so với những giống lúa dài ngày.
- Một số nghiên cưu đánh giá những ảnh hưởng của mật độ cỏ khác nhau. Mật độ 5-20 cây lúa cỏ/m2, gây ra thiệt hại năng suất từ 40 đến 60% năng suất ở giống Oryzica 1 (Fischer và Ramirez, 1993). Ơ Arkansas, năng suất của giống semidwarf Lemont đã bị ảnh hưởng với sự hiện diện mật độ lúa cỏ 1- 2 cây/m2.
3. Biện pháp quản lý lúa cỏ
– Sử dụng giống sạch hạt cỏ, giống xác nhận hay giống nguyên chủng.
– Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ.
– Vệ sinh nông cụ, máy máy móc từ ruộng lúa bị nhiễm sang ruộng chưa nhiễm.
– Làm đất nên tạo điều kiện chôn vùi hạt lúa cỏ dưới độ sâu tối đa để khống chế hạt nảy mầm (6-8 cm). Ơ các vụ tiếp theo nên làm đất cạn hơn tránh tinh trạng các hạt lúa cỏ chôn vùi nổi lên mặt đất và tái nhiễm.
– Chuẩn bị đất kỹ lưỡng, bằng phăng.
– Luân phiên phương pháp sạ lan hoặc sạ hàng và cấy lúa. Với lúa cấy, có thể cho nước vào một vài ngày sau khi cấy để quản ly lúa cỏ nảy mầm.
– Quản ly nước ở độ sâu của mực nước hợp lý.
– Khử lẫn lúa cỏ thường xuyên khi thấy lúa còn sót.
– Biện pháp hóa học:
* Đầu vụ, đưa nước nhữ cỏ, sau đó phun thuốc gốc Glyphosate. Với Glyphosate cần có thời gian cách ly trước khi sạ, tối thiểu là 10 ngày.
* Sử dụng thuốc diệt mầm ở trước hoặc sau làm đất cộng với giữ nước để diệt lúa cỏ.
Lưu ý, trong trường hợp phun diệt mầm trong điều kiện ngập nước để trừ lúa cỏ, sau khi phun đển 1-2 ngày, sau đó khai ráo nước trong ruộng và sạ lúa.
Wow, fantastic weblog structure! How long have you ever been blogging for?
you made blogging glance easy. The full look of your
website is great, as well as the content! You can see similar: dobry sklep and here najlepszy sklep