QUẢN LÝ SÂU HẠI ĐẬU PHỘNG
Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
- Khả năng gây hại
Là loại sâu đa đa ký chủ. Trên đậu phộng, sâu gây hại bằng cách cắn đọt, ăn thịt lá, lá bị hại xơ xác chỉ còn lại gân và có xu hướng phân tán sang các cành lá, cây khác. Nếu bị hại nặng, lá bị cắn trụi, năng suất có thể giảm 50 – 60%. Sâu hại mạnh lúc sáng sớm hay chiều mát, trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng, ít mưa.
- Biện pháp quản lý
– Bảo tồn các loài thiên địch trên đồng (ong, nấm…)
– Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch.
– Luân canh với cây trồng cạn, cây lúa nước.
– Cày ải diệt sâu, nhộng. Trồng mật độ thích hợp.
– Ngắt ổ trứng giảm nguy cơ phát tán sâu non.
– Bón phân cân đối, hợp lý.
– Biện pháp hóa học: Phun các thuốc có hoạt chất Lufenuron, Diafenthiuron, Emamectin hay hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin…
Sâu cuốn lá đầu đen hại đậu phộng (Archips asiaticus.)
- Khả năng gây hại
Ngài phản ứng với ánh sáng yếu, hoạt động vào ban đêm, ban ngày ở trong các khóm lạc hoặc nơi râm mát. Khi bị động ngài bay là là từng quãng ngắn. Sâu non nhả tơ cuốn lá lạc và ăn chất xanh trên phiến lá. Sâu hại chủ yếu vào mùa khô, trên ruộng đất tốt, bón nhiều phân đạm vô cơ, bón muộn, thường bị sâu hại nặng hơn.
- Biện pháp quản lý
– Trồng cây khỏe.
– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Nếu có mật độ cao, tổ chức bắt sâu thủ công vào sáng sớm hoặc chiều tối..
– Biện pháp hóa học: Phun các thuốc có hoạt chất Lufenuron, Emamectin hay hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin…
Sâu khoang (Spodoptera litura)
- Khả năng gây hại
Ngài đẻ trứng thành ổ trên lá. Sâu non mới nở tập trung ở mặt dưới lá ăn hết thịt lá chừa lại biểu bì và gân. Ở tuổi 3-4, sâu phân tán và cắn khuyết lá, có khi trụi lá. Khi đẫy sức sâu chui xuống đất hoá nhộng. Sâu khoang thường hại lạc trồng vụ xuân và vụ thu.
- Biện pháp quản lý
– Bón phân cân đối Đạm – Lân – Kali.
– Cần theo dõi thường xuyên (từ tháng 4 dl), phát hiện, diệt sớm các loại sâu hại (ở tuổi 1-2), phun các thuốc hoạt chất Lufenuron, Emamectin, Diafenthiuron hay hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin…
Sâu xám (Agrotis ypsilon)
- Khả năng gây hại
– Sâu xám chủ yếu cắn đứt gốc cây con và cắn cành non kéo xuống đất để ăn làm mất mật độ ban đầu. Sâu non khi bị động sẽ cuộn lại giả chết. Ban ngày sâu non ẩn núp ở dưới bề mặt của đất, dưới lá. Sâu gây hại trầm trọng nhất ở những vùng đất nhẹ, đất cát nơi sâu non có thể vùi mình dễ dàng.
- Biện pháp quản lý
– Mật độ thấp có thể bắt bằng tay.
– Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại.
– Cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng.
– Dẫn nước ngập ruộng trước trồng.
– Dùng bả chua ngọt để bẫy bướm (4 đường đen + 4 dấm +1 rượu + 1 nước + 1% thuốc). Biện pháp hóa học: Phun các hoạt chất Lufenuron, Diafenthiuron, Emamectin, Lamda-Cyhalothrin hay hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin…
Rầy mềm (Aphis craccivora)
- Khả năng gây hại
– Rệp gây hại trên lá non, ngọn, hoa, hút dịch cây làm cho thân, lá có màu đen và bị cuốn lại, hoa nhỏ ảnh hưởng năng suất nghiêm trọng.
– Con trưởng thành có loại có và không cánh. Rệp có cánh, cơ thể màu đen xanh hay vàng. Rệp không cánh: cơ thể màu tím xám hay đen. Ở vùng nhiệt đới, rệp đẻ con. Rệp gây hại nặng trong mùa khô, nhiệt độ 20-30oC, mưa nhiều số lượng rệp giảm xuống nhanh chóng.
- Biện pháp quản lý
– Vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa hay cách ly cây bị hại.
– Đốt bỏ thân lá, xác bả thực vật sau thu hoạch.
– Tưới đủ nước cho cây
– Phun các hoạt chất Thiamethoxam, Pymetrozin, Lamda-Cyhalothrin hay hỗn hợp Thiamethoxam + Lamda-Cyhalothrin…