KỸ THUẬT CANH TÁC ĐIỀU
1. LỰA CHỌN CÂY GIỐNG VÀ GIEO ƯƠM
Tuyển chọn cây mẹ
* Chọn những cây >10 tuổi, cho năng suất ổn định bình quân >10 kg hạt /cây/năm.
* Tán lá dày đặc, bình quân 5 nhánh trên một cành chủ.
* Có ít nhất 60% số nhánh ra hoa, thời gian ra hoa tập trung trong 30-60 ngày.
* Hoa lưỡng tính chiếm ít nhất 10% trên 1 chùm hoa.
* Số trái trên chùm bình quân ít nhất là 5 trái/chùm.
* Số hạt trong 1 kg đạt từ 120 – 150 hạt.
* Tỷ lệ nhân/hạt chiếm 25 – 30%.
* Sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh phá hoại.
* Cây giống tốt cần đánh dấu và lập hồ sơ theo dõi, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ để thu hoạch và cung cấp giống.
– Hạt giống thu từ những cây mẹ đã chọn, phơi trong 2-3 nắng, cất giữ nơi khô và kín để giữ cho hạt nẩy mầm tốt.
– Chọn hạt chắc bằng cách thả vào nước muối 3-5% loại bỏ những hạt nổi.
– Ngâm hạt trong nước 48 giờ, thời gian ủ cần có rửa chua, sau đó có thể ươm trong túi bầu hoặc gieo thẳng vào các hố trồng ở ngoài hiện trường.
– Gieo hạt cho chiều cong úp xuống, cuốn hạt quay về phía trên, lấp đất vừa phủ hạt, chăm sóc, giữ ẩm trong giai đoạn cây con, cây gieo 30 – 45 ngày, có thể chuyển đi trồng ở ngoài hiện trường.
2. NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH
Để tạo ra những cây điều năng suất cao, ổn định, mang đầy đủ đặc tính của cây mẹ… cần phải áp dụng các phương pháp nhân giống vô tính.
* Phương pháp tháp ghép (Grafting):
Có nhiều cách ghép khác nhau, nhưng đơn giản và có sự thành công cao đó là phương pháp ghép trên thân gỗ.
– Chuẩn bị gốc ghép: Cây con gieo ươm từ hạt trong túi bầu, túi có kích thước 15cmx25cm có tỷ lệ phân bón thích hợp, sinh trưởng khỏe mạnh, 60 ngày tuổi trở lên.
– Chuẩn bị cành ghép: Cành ghép được lấy từ những cây mẹ tốt đã chọn, không bị sâu bệnh phá hoại, cành có chiều dài từ 8cm trở lên, có màu nâu nhạt, cắt lá chuẩn bị trước 1 tuần, khi cắt cành giữ ẩm tốt:
– Thời vụ ghép thích hợp vào tháng 10 -12 và tháng 7-8.
* Thao tác ghép
– Trên gốc ghép chừa lại 2 cặp lá, cắt ngọn ở vị trí cách cặp lá chừa lại 5-10cm.
– Trên cành ghép phía dưới gốc vạt 2 đường có dạng hình nêm dài 4 cm.
– Chẻ gốc ghép ở chính giữa dọc theo thân có nhiều dài tương đương lát vát ở cành ghép.
– Đặt cành ghép vào làn chẻ ở gốc ghép có ít nhất một bên liền lớp da.
– Dùng dây nilon mỏng quấn chặt từ vết ghép đến đỉnh chồi để cố định và bịt kín chồi ghép.
* Chăm sóc cây ghép
– Xếp cây ghép thành luống, che nắng, giữ ẩm và thường xuyên cắt chồi mọc ra từ gốc ghép.
– Cây nào sống đâm chồi thì bỏ lớp che hoặc tháo dây quấn và chuyển ra ngoài ánh sáng để chăm sóc, chồi ghép ra lá, dày dạn với ánh nắng có thể di chuyển đi trồng. Sau 3 tháng vết ghép đã liền có thể tháo dây cột để cây phát triển bình thường.
3. MỘT SỐ GIỐNG ĐIỀU GHÉP
Hiện Bộ NN & PTNT đã công nhận một số giống BO1, PN1, CH1, LG1.
• BO1: Lá màu tím đỏ, phiến lá bầu dục và xoắn trái màu đỏ, hạt màu xám, vỏ mỏng, rốn hạt màu tím, tỷ lệ nhân 29-31%, 163 hạt/kg, phát triển chồi mạnh, số hoa lưỡng tính 12-18%, 4-6 trái chùm, năng suất 2 tấn hạt/ha.
• PN1 : lá non, màu tím đỏ, phiến lá bầu dục và phẳng, trái màu vàng, hạt màu xám trắng, má hạt lồi, rốn hạt màu tím nhạt; Tỷ lệ nhân 31-34%, số hạt 136 hạt/kg; phát triển chồi trung bình, số hoa lưỡng tính 15-20%, đạt 4-6 trái/chùm,năng suất 2 tấn hạt/ha.
4. VƯỜN TRỒNG MỚI (GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN)
– Ðất trồng: Chọn vùng đất dễ thoát nước, tầng đất sâu, đảm bảo tưới tiêu.
– Mật độ trồng: Hàng theo hướng Bắc – Nam, trên đất dốc nên trồng theo đường đồng mức hoặc làm bậc thang. Giai đoạn đầu: trồng 200 cây/ha (8×5)m hoặc (l0x5)m, tuỳ theo mục đích sử dụng. Giai đoạn giáp tán: duy trì 100 cây/ha (8×12)m hoặc (10×10)m.
– Hố trồng: Trước khi trồng 15-30 ngày, đào hố (50x50x50)cm, phần đất mặt trộn 5-10 kg phân chuồng hoai lấp xuống đáy hố, lấp hố cao hơn mặt đất 10-15cm để tránh đọng nước.
– Trồng: Ðặt cây vào giữa hố, đất lấp cao hơn mặt bầu của cây 5cm, cột cố định cây. Tránh làm vỡ bầu đất khi tháo bỏ túi nilon; bỏ những chồi mọc dưới vết ghép và chồi nách. Trồng dậm cho những cây cây chết sau trồng 7 ngày.
5. CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN
– Thời điểm trồng:
* Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60cm trước khi trồng một tháng.
* Trộn đều 20 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg Super Lân + Đất mặt lấp đầy mỗi hố.
* Trồng xong nện chặt gốc và có thể rải thuốc trừ sâu và mối quanh gốc.
– Sau trồng 1-2 tháng (cây bén rễ, mọc được 1-2 tầng lá mới): chăm sóc 2 lần/năm,vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.
* Làm sạch cỏ, xới xáo quanh gốc, tạo bồn theo tán tủ gốc bằng rơm, cỏ, rác khô.
* Thúc 0,2kg Urea/gốc
– Thời kỳ kiến thiết cơ bản (từ trồng – năm sau): Bón phân cách xa gốc từ 25-30cm.
* Giai đoạn cây non: bón theo tỷ lệ: 3:1:1 (N:P:K) với liều lượng: 9:3:3 (g/cây/đợt).
* Giai đoạn 2 năm sau: 30:10:10 (g/cây/đợt).
* Năm thứ 3 thì bón: 90:30:30 (g/cây/đợt).
– Thời kỳ khai thác (từ năm 4 trở đi bón vào đầu mùa mưa và gần cuối mùa mưa)
* Năm 4: 300:100:100 (g/cây/đợt).
* Năm thứ 5-8: 200:130:130 (g/cây/đợt). Khi vườn điều chưa khép tán nên bón theo rãnh chu vi tán. Khi khép tán thì bón theo rãnh giữa 2 hàng cây.
* Bón bổ sung:
+ Bón lá, kích thích sinh trưởng: Điều thường rụng lá già và ra hoa cùng lúc. Do đó, các chế phẩm bón qua lá sẽ thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển lá và hoa, tăng khả năng đậu quả và nuôi quả.
+ Bón phân NPK khi cây:
– Ra lá: Bón 30:10:10 (g/cây) + vi lượng
– Đón hoa: Phun 6:30:30 + vi lượng.
– Đậu quả: Phun HQ101, Atonik, progibb, (GA3…).
– Dưỡng quả: Phun 20:20:20 + vi lượng.
– Chắc hạt: Phun 12:0:40 + Ca.
ĐVT: gram N-P-K nguyên chất/gốc
Bảng: Hướng dẫn bón phân cho cây điều
Bảng phân bón vô cơ được khuyến cáo trồng trên đất xám
Bảng phân bón được khuyến cáo cho cây điều trên đất đỏ :
Thời điểm bón :
– Lần 1: Bón 60 % phân Urê + 60 % phân Lân + 40 % phân Kali.
– Lần 2: Bón 40 % phân Urê + 40 % phân Lân + 60 % phân Kali.
7. CẮT TỈA – TẠO TÁN
Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
– Thường xuyên tỉa chồi nách từ mặt đất lên đến 60cm.
– Khi cây điều cao 0,8-1m thì bấm ngọn để 3-4 chồi cân đối trên cây.
– Khi cây ra tán rộng cần loại bỏ những chồi yếu, chồi gần thân chính.
Thời kỳ khai thác:
– Tỉa thưa: dựa vào tiêu chuẩn chọn cây mẹ, tỉa bỏ những cây sản lượng hạt thấp, kém chất lượng, nhiễm sâu bệnh, duy trì mật độ cây 100 – 120 cây/ha.
– Tỉa cành: tỉa cành sát đất, ở phía trong tán, cành khô, bị sâu bệnh. Hàng năm, tỉa cành từ sau khi thu hoạch đến tháng 9 – 10 dl. Số cành tỉa không quá 15% số cành của cây.
8. LÀM CỎ VÀ TRỒNG XEN
– Cày xới cách tán cây 1m vào giữa và cuối mùa mưa.
– Trong thời gian điều chưa khép tán có thể trồng xen các cây ngắn ngày, thấp cây, cách tán cây 1m.
– Dọn sạch cỏ tạo sự thông thoáng vườn điều bằng cơ giới, bằng tay hoặc dùng thuốc diệt cỏ tiếp xúc như Gramoxone 20SL để giữ lại lớp thảm thực vật trên vườn nhằm chống xói mòn và bốc thoát hơi nước. Có thể diệt cỏ bằng thuốc gốc Glyphosate nếu trên vườn có nhiều cỏ đa niên. Nếu có nhiều cỏ lá rộng, nên phối hợp thêm thuốc trừ cỏ 2,4D. Tránh để thuốc dính vào phần non xanh của cây.
9. THU HOẠCH
Đến mùa thu hoạch, cần dọn sạch cỏ và xác bả thực vật trong vườn để có thể dễ dàng thu lượm trái rụng. Tập trung trái và tách hạt. Sau khi tách hạt, tập hợp chúng lại với nhau ở một nơi. Hạt điều được làm khô, sau đó xử lý thành hạt điều để ăn, sơ chế tồn trữ hay chế biến xuất khẩu.
Wonderful website. A lot of helpful info here. I¦m sending it to several friends ans also sharing in delicious. And of course, thanks to your sweat!
I conceive other website proprietors should take this website as an model, very clean and great user friendly layout.