HOẠT CHẤT TRỪ SÂU CARBAMATE
- Công thức hóa học: Chất dẫn xuất từ acid carbamic (NH2COOH)
- Phổ tác dụng hẹp hơn so với thuốc trừ sâu gốc lân và clor hữu cơ, bắt đầu chuyên tính (Selective) đối với nhóm côn trùng chích hút.
- Tác động nhanh: tiếp xúc, vị độc, một số có tính xông hơi.
- Không tồn tại lâu trong môi trường, hiệu lực diệt sâu nhanh.
- Gây độc cấp tính khá cao, tác động hệ thần kinh, tích lũy nhanh.
- Thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, chất giải độc Atropine.
- Tương đối ít độc đối với động vật máu nóng (thấp hơn nhóm lân hữu cơ). Ít độc đối với thiên địch và cá.
- Dễ phân hủy bởi acid và môi trường kiềm.
- Ít tan trong nước, nhưng dễ tan trong dung môi hữu cơ.
1. SEVIN
- Tên gọi khác: Naptincarbamat, Cacpolin…
- Tên hóa học: N-methylnaphthyl carbamat.
- Tên thông thường: Carbaryl
- Công thức cấu trúc hóa học:
- Tính chất vật lý: sevin nguyên chất tinh thể màu trắng, có mùi nhẹ, độ hòa tan trong nước ở 200C là dưới 0,1%, nhưng để hòa tan trong nhiều DMHC.
- Tính chất hóa học: Bền vững dưới tác động của tia tử ngoại, của nhiệt độ và oxy không khí, phân hủy trong môi trường kiềm.
- Tính độc: LD50 (chuột) = 560mg/kg. Không có đặc tính tích lũy trong cơ thể động vật. Sevin có độ độc cao đối với ong, ít độc đối với cá nhưng nó tiêu diệt những phiêu sinh vật sống trong nước mà cá có thể ăn được, do đó gián tiếp gây hại đến cá. An toàn đối với cây ở liều lượng khuyến cáo.
- Công dụng và cách dùng: Sevin là loại thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc, giống như DDT, thuốc Sevin có phổ phòng trị rộng, hiệu lực lâu dài và không có khả năng diệt nhện đỏ. Tính độc của thuốc đối với sâu hại tăng lên khi nhiệt độ môi trường tăng cao. Khi hỗn hợp sevin với piperonyl butoxi, tính độc của sevin đối với sâu hại tăng lên mạnh mẽ do có sự ức chế hoạt tính men phân giải sevin trong cơ thể côn trùng. Sevin thường được được dùng để trừ nhiều loài sâu hại lúa (rầy xanh, rầy nâu), hại cây ăn quả (sâu cuốn lá, rệp vải, rệp…), sâu hại cây công nghiệp (bông, thuốc lá…), bọ rầy dưa… Chế phâm 15ND thường được dùng ở nồng độ 0,125-0,33%; chế phẩm 50BHN dùng ở nồng độ 0,05-0,2%; thuốc bột, thuốc hạt hàm lượng 2% được phun với lượng 20-25 kg/ha.
2. MIPCIN
- Tên gọi khác: IPMC, Etrofolan, Bayron, PHC, Bayer 39007
- Tên hóa học: 2-isopropyl phenyl-N-metylcarbamate.
- Công thức cấu trúc hóa học:
- Tính chất vật lý: thuốc 20ND có dạng lỏng, màu vàng, mùi hôi, không tan trong nước, ít tan trong các DMHC, ngoại trừ aceton, methanol, ethyl, acetate.
- Tính chất hóa học: Mipcin dễ bị phân hủy bởi kiềm, ít bền ở điều kiện đồng ruộng nên thuốc chỉ có hiệu lực trong vài ngày.
- Tính độc: LD50 (chuột) = 483mg/kg. Độc đối với cá.
- Công dụng và cách dùng: Ngoài tác động tiếp xúc và vị độc, đặc biệt Mipcin còn có tác động nội hấp và một phần xông hơi. Khi áp dụng lên cây, thuốc được cây hấp thu nhanh. Thuốc diệt trừ được các loại bọ, rầy lúa rất mạnh, nhưng lại ít hay không gây hại đến thiên địch. Trên LÚA: chủ yếu thuốc được dùng để trị các loại rầ y lúa (rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng)…; trừ bọ xít, bọ tr ĩ, bọ gai, sâu năng, các loại sâu ăn lá. Với Mipcin 20ND liều dùng 2 -2,5 lít/ha nồng độ 1:300, Mipcin 4H rãi 30-50kg/ha. Trên cây ăn quả, rau, cây công nghiệp như: xoài, thuốc lá, ca cao, trà, bông vải… Thuốc trừ được một số loại rầy, bọ xít. Dùng mipcin 20ND liều lượng 2-2,5 lít/ha, nồng độ 1:300. Cần phun kỹ những nơi côn trùng ẩn nấp ngay từ lúc sâu còn non.
Lưu ý: thời gian cách ly 5 ngày. Không hỗn hợp thuốc với những thuốc có tính kiềm.
Trước và sau khi dùng mipcin 10 ngày, không dùng thuốc trừ cỏ Propanil.
3. BASSA
- Tên gọi khác: Osbac, Bassan, BPMC…
- Tên hóa học: 2-Sec-butylphenyl-N-metylcarbamate.
- Tên thông thường: Phenobucarb
- Công thức cấu trúc hóa học:
- Tính chất vật lý: Thuốc ở dạng lỏng, mùi hôi, màu vàng hoặc đỏ lợt, không tan trong nước, tan trong acetone và chloroform.
- Tính chất hóa học: Thuốc dễ bị phân hủy trong môi trường kiềm.
- Tính độc: LD50 (cấp tính, đường ruột, chuột) = 340-410mg/kg; Thuốc ít độc đối với cá.
- Công dụng và cách dùng: Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, nội hấp. Hiệu lực của thuốc kéo dài trong 3 – 4 ngày. Thuốc không gây hại cho một số loài thiên địch như: bọ rùa, nhện nước. Trên LÚA: giống như Mipcin, liều dùng 1,5-2 lít Bassa 50ND hay 50BHN/ha nồng độ 1:400-600. Nên phun vào lúc rầy non nở rộ, phun thuốc vào lúc trời mát và phun kỹ vào gốc lúa nơi rầy thường trú ẩn. Trên các cây trồng khác: trị các loài sâu đục lổ, đục quả, rầy xanh hại bông, sâu khoang, rầy xanh thuốc lá, liều dùng 2-2,5 lít/ha các chế phẩm trên, nồng độ 1:500-700, phun vào thời kỳ ấu trùng mới nở xuất hiện.
Lưu ý: Không dùng Bassa chung với những thuốc có tính kiềm. Thời gian cách ly: 5-7 ngày.
4. FURADAN
- Tên gọi khác: Carbofuran
- Tên hóa học: 3,3 – dihydro – 2,2 – dimethyl – 7 – benzofuranyl – N -metyl carbamate.
- Công thưc cấu trúc hóa học:
- Tính chất vật lý: thuốc ở dạng hạt có màu tím hay trắng xám, mùi nồng nhẹ, ít tan trong nước, tan nhiều trong các DMHC.
- Tính chất hóa học: thuốc dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao và trong môi trường kiềm.
- Tính độc: Thuốc rất độc đối với người và ĐVMN, LD50 (chuột) = 11mg/kg, thuốc thuộc nhóm độc I, cấm sử dụng. Thuốc an toàn đối với cây trồng.
- Công dụng và cách dùng: thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, nội hấp, được dùng để phun, xử lý đất nhằm diệt trừ nhiều loại sâu hại khác nhau. Thuốc còn trị được một số loại tuyến trùng. Thời gian hiệu lực khoảng 1 tuần. Trên LÚA: phòng trừ các loại rầy như: rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh; bọ trĩ, bọ gai; sâu đục thân, ruồi đục lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá… và một số tuyến trùng hại rễ. Liều lượng: 15-20kg Furadan 3H/ha khi rải phải giữ mực nước ruộng 5-7cm trong 7 ngày để thuốc có thể phân tán trong nước và được cây hấp thu. Có thể rải định kỳ như sau: Đợt 1 rải 15 kg chế phẩm/ha vào ngày thứ 25 sau khi cấy. Đợt 2 và đợt 3 rải 20kg/ha vào ngày thứ 45 và 65 sau khi cấy (với giống 120 ngày). Trên bắp, mía, cao lương: phòng trừ sâu đục thân, sâu đục ngọn, rải 5-7 hạt thuốc trên ngọn, 3 lần trong một vụ vào ngày thứ 30, 45 và 60 sau khi trồng, hoặc chỉ xử lý khi thấy sâu xuất hiện. Xử lý đất: Để trừ sâu xám, dế, kiến, sùng trắng, bửa củi… dùng 30kg Furadan 3H/ha, rải vào đất trước khi cày xới lần cuối, cách một tuần trước khi gieo trồng. Ngoài ra thuốc còn được dùng để trị những côn trùng chích hút nhựa cây khác, là những môi giới lan truyền bệnh đối với virus (bọ phấn, rệp đào…) hại cà chua, dưa chuột, khoai tây.
Lưu ý: Thời gian cách ly: 14 ngày. Do Furadan rất độc nên cần phải hết sức thận trọng trong khi sử dụng và bảo quản.
5. Các loẠi thuỐc Carbamate khác
– Aldicard (Temik): 2 – Metyl – 2 – 2 (metylthiopropionandehit) 0 – metyl cacbamely -doxim, tác dụng nội hấp, dùng trừ sâu miệng chích hút, tuyến trùng. Lượng dùng 0,34-11,25kga.i/ha. Không dùng cho cây lương thực và thực phẩm vì thuốc rất độc. Thuộc nhóm độc I, LD50 Per os: 0,93mg/kg; ADI: 0,05mg/kg.
– Aldoxycarb (Aldicarb sulfone, sulfocarb): 2-metyl-2-(metyl-sulfonyl) propa-nal- 0-[(metylamino)cacbonyl)]oxime, là loại thuốc trừ sâu, và tuyến trùng nội hấp. Thuộc nhóm độc I, LD50 per os: 25mg/kg, LD50 dermal: 200mg/kg.
- Aminocarb (matacil): 4-dimetylamino-m-tolyl-metylcacbamat, tác dụng tiếp xúc và vịđộc. Dùng trừ côn trùng và nhện đỏ hại bông, thuốc lá và các loại cây khác. Nồng độ sử dụng: 75g a.i/100 lít nước. LD50 per os: 30-50mg/kg, LD50 dermal: 275mg/kg.
- Benfuracarb (Oncol): EtylN-[2,3-dihidro-2,3-dimetyl-benzofuran-Xyloxicacbo-nyl(metyl) aminothio]-N-isopropyl-β-alaniat, có tác dụng tiếp xúc, nội hấp. Dùng để trừ sâu dưới đất và phun trừ rầy nâu hại lúa, sâu ăn lá khoai tây, cây ăn quả. LD50 per os: 138-175mg/kg, LD50 dermal: >2000mg/kg.
- Bufencarb (Bux): 3-(1-metylbutyl)phenylmetylcacbamat, có tác dụng tiếp xúc vị độc.dùng trừ sâu sống dưới đất, sâu hại lúa. Hiệu lực cao đối với rầy xanh đuôi đen, sâu xám, sâu cắn là ngô. Lượng dùng 2kg a.i/ha; Thuộc nhóm độc II, LD50 per os: 85-105mg/kg, LD50 dermal: 680mg/kg.
- Butacarb: 3,5-di-t-bytylphenyl N-metylcacbamat, là loại thuốc trừsâu. Thuộc nhómđộc III, LD50 per os: >4000mg/kg.
- Carbosulfan (FMC, Marshal): 2, 3-dihidro-2, 2-dimetyl-7-benzofuranyl [(dibu -tylamino)thio] metylcacbamat, có tác dụng tiếp xúc, vị độc, phạm vi tác động rộng, trừ được nhiều loài côn trùng, nhện và tuyến trùng. Thuộc nhóm độc I, (4EC) và II (2,5EC), LD50 per os: 209mg/kg, LD50 dermal: >2000mg/kg.
- Cloethocarb (Lance): 2-(2clomethoxyethoxy)-phenylcacbamat, có tác dụng tiếp xúc vị độc và nội hấp, trừ nhiều loại sâu miệng nhai , chích hút hại lúa, rau, màu và cây công nghiệp. Thuộc nhóm độc II, LD50 per os: 35.4mg/kg, LD50 dermal: 4000mg/kg.
- Dioxacarb (Elocron) 2-(1,3-dioxolan-2-yl-)phenylmetylcacbamat. Có tác dụng tiếp xúc, vị độc, dùng trừ sâu ăn lá, sâu chích hút, trừ côn trùng hại kho, côn trùng y tế. Thuộc nhóm độc II, LD50 per os: 60-80mg/kg; LD50 dermal: 3000mg/kg.
- Ethiofencarb (Croneton):α – etylthio – 0-tolylmetylcacbamat, có tác dụng nội hấp, tiếp xúc và vị độc, hiệu lực cao đối với rệp hại thực vật. Thuộc nhóm độc II, LD50 per os: 411- 499mg/kg; LD50 dermal: >1000mg/kg; ADI: 0,1mg/kg.
- Furathiocarb (Deltanet, Promet): Butyl 2,3 – dihidro – 2,2 – dimetyl benzopuran- 7 – ylNN – dimetyl – N, N – thiodicacbamat, có tác dụng nội hấp, dùng tẩm hạt giống, hiệu lực kéo dài 40 ngày. Thuộc nhóm độc II, LD50 per os: 137mg/kg, LD50 dermal: >200mg/kg.
- Landrin: 3, 4, 5 – trimetylphenylmetylcacbamat – 2, 3, 5 – trimetyl phenylmetyl cacbamat. Là loại thuốc trừ sâu xử lý đất. Thuộc nhóm độc II, LD50 per os: 208mg/kg, LD50 dermal: >2500mg/kg.
- Larvin – thiodicarb: Dimetyl N, N – ( thiolis (metylimino ) cacbomyloxi ) bis ( etan -imidothioat ), là loại thuốc trừ sâu, có hiệu lực mạnh đối với trứng sâu, trừ được nhiều loại sâu hại. Thuộc nhóm độc II, LD50 per os: 166mg/kg, LD50 dermal: >2000mg/kg.
- Methomyl (Lanate): S-metyl N-(metylcacbanoyl) oxithioaxetimidat, có tác dụng nội hấp và tiếp xúc. Dùng trừ rệp, sâu xanh, sâu keo, nhện đỏ . Thuộc nhóm độc I, LD50 per os: 17-24mg/kg. Thuốc hạn chế sử dụng.
- Metolcarb (MTMC, metacrate, Tsumacide): m-tolylmetylcacbamat, dùng trừ sâu hại lúa. Thuộc nhóm độc I, LD50 per os: 109-268mg/kg, LD50 dermal: 6000mg/kg.
- Mexacarbate (Zectran) 4-dimetylamino-3,5-xylyl N-metylcacbamat, là loại thuốc trừ sâu, trừ nhện đỏ và ốc sên. Thuộc nhóm độc I, LD50 per os: 22- 24mg/kg.
- Oxamyl (Vydate): N,N – dimetyl – 2 metyl cacbamoyl oximino – 2 – (metylthio) -acetamid, có tác dụng nội hấp, tiếp xúc, dùng trừ côn trùng, nhện và tuyến trùng. Lượng dùng 0,28-1,12kg a.i/ha. Thuộc nhóm độc I, LD50 per os: 5,4- 8,9mg/kg; ADI 0,03mg/kg.
- Promecarb (Carbamult): 5-metyl-m-cumenylmetylcacbamat, có tác dụng tiếp xúc, vịđộc, xông hơi, dùng trừ sâu hại cây lâm nghiệp, trừ ruồi hại cây nông nghiệp. Thuộc nhóm độc II, LD50 per os: 74-118mg/kg, LD50 dermal: 1000mg/kg.
- Thiofanox (Dacamox): 1-(2, 2-dimetyl-1-metyl – thiometylpropyliden amino oxi) – N-metylfomamit, có tác dụng nội hấp, dùng trừ côn trùng và nhện hại cây trồng. Thuộc nhóm độc I, LD50 per os: 8,5mg/kg.
- Xylylcarb (Meobal) 3,4-Xylylmetylcacbamat, có tác dụng nội hấp, tiếp xúc và vị độc, hiệu lực cao đối với rầy hại lúa và chè. Thuộc nhóm độc II, LD50 per os: 325-380mg/kg, LD50 dermal: >1000mg/kg.
- Xylylmetylcacbamat (Macbat): 3,5-Xylylmetylcacbamat, có tác dụng nội hấp, dùng trừrầy hại lúa. Thuộc nhóm độc II, LD50 per os: 245-542mg/kg.